Tại sao Rainer Hoess muốn không ai quên tội ác của ông nội mình

Perlita Stroh | Trà Mi

Rudolf Hoess, người chỉ huy trại Auschwitz, giám sát cuộc thảm sát hơn một triệu người.

Rainer Hoess là cháu nội của Rudolf Hoess, viên sĩ quan Đức Quốc xã chỉ huy trại tập trung Auschwitz trong Thế chiến thứ hai. Rainer suốt cả  đời lên tiếng chống lại sự hận thù và không khoan dung; gần đây ông đã đến Toronto để nói chuyện với học sinh trung học. Nguồn: Ed Middleton/CBC.

Rainer Hoess 15 tuổi khi ông biết gia đình mình có những bí mật — những bí mật kinh khủng, đen tối.

Lúc còn là một học sinh ở Đức, trong một chuyến đi thăm Trại tập trung Dachau với trường, Rainer tình cờ nhìn thấy những tấm bảng thông tin nói về một sĩ quan Đức quốc xã cùng họ với mình.

Viên sĩ quan đó không chỉ là một đảng viên Quốc xã tầm thường. Ông ta là Rudolf Hoess, chỉ huy trại tử thần Auschwitz hơn 3 năm, từ 1 tháng 5, 1940 đến 1 tháng 12, 1943. Như một phần của Tuần lễ giáo dục về Holocaust, Hoess đến nói chuyện với học sinh trung học tại Toronto,

“Ông ta là một kẻ giết hàng triệu người trong Chiến tranh thế giới thứ hai, không thương tiếc hay hối hận dưới bất cứ hình thức nào.”

Rainer Hoess

Sibyl Martasna, một học sinh đã nghe Hoess thuyết trình tại trường trung học phía Bắc ở Toronto, nói,

“Tôi nghĩ ông ấy là người có nhiều nghị lực và can đảm khi nói với nhiều người về kinh nghiệm đau buồn như vậy.”

Sibyl Martasna
SS-Obersturmbannfuhrer Rudolf Hoess tại Warsaw vào ngày 11 tháng 3 năm 1947, ngày đầu tiên tại tòa án xét xử tội ác chiến tranh tại trại tập trung Auschwitz, trong đó ông là sĩ quan chỉ huy. Ông ta bị kết án tử hình và bị treo cổ vào ngày 16 tháng 4, 1947. Nguồn: Keystone/Getty Images

Chính ông nội của Hoess đã ra lệnh sử dụng khí Zyklon B để tăng số người có thể bị xử tử cùng một lượt tại Auschwitz, con số đó lên tới 2.000 người bị giết mỗi ngày.

Tổng cộng, hơn một triệu người, phần lớn là người Do Thái, đã bị sát hại tại Auschwitz trong nhiệm kỳ của Rudolf Hoess.

Cuối cùng Rudolf Hoess ta đã bị bắt và thú nhận tội ác của mình tại Tòa án Nuremberg sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và bị treo cổ tại Auschwitz. Cháu nội của Rudolf Hoess nói,

“Tôi lớn lên và biết rằng gia đình tôi đã sống cuộc sống kinh hoàng khi Đức Quốc xã chiếm đóng Hòa Lan.

Không có gì từ những câu chuện ở đó  chuẩn bị cho tôi đối phó với những đau thương thực sự của chúng tôi tại Auschwitz.”

Rainer Hoess
Bức ảnh này, chụp ngay sau khi quân đội Liên Xô giải phóng vào tháng 1/1945, cho thấy một nhóm trẻ em trong trại tập trung ở Auschwitz. Ảnh: Associated Press

Khi còn là một thiếu niên, sau khi chất vấn cha mình khi phát giác ra sự thật về ông nội, Rainer Hoess nói rằng ông đã nghe không biếu bao lời phủ nhận. Ông đã tự đi tìm hiểu, nghiên cứu, và cuối cùng đã hiểu sự thật.

Rainer Hoess  quyết định bỏ nhà ra đi và cắt đứt mọi quan hệ với gia đình.

Từ đó, ông đã dành cả cuộc đời để nói về quá khứ của gia đình và ủng hộ những người sống sót sau thảm họa holocaust trong nỗ lực chống lại sự căm thù dưới mọi hình thức. Không biết liệu cha mình còn sống hay không, Rainer Hoess nói,

“Hiện nay tôi đã 54 tuổi và tôi vẫn đang trong tiến trình tách bản thân khỏi gia đình, đó là một tiến trình lâu dài.

Đây là những bước tôi đã phải đi trong đời để thoát khỏi cái bóng của ông nội tôi… Tôi đã tìm ra cách để đối phó với nó là đến trường học và nói chuyện với học sinh; tôi đến nói chuyện ở khoảng 80 đến 100 trường mỗi năm.”

Rainer Hoess

Ngoài việc nói chuyện với học sinh, Hoess đã bắt đầu một trang web có tên Footsteps để tạo nhận thức về quá khứ của gia đình mình. Những câu chuyện ông đã phát giác ra thật khủng khiếp.

Cha của anh, Hans-Juergen Hoess, là một trong năm người con của Rudolf Hoess và sống trong khuôn viên của Auschwitz cùng gia đình trong khi ông nôi của Rainer điều hành trại.

Gia đình Hoess có một vườn rau bên ngoài nhà của họ, và Rainer Hoess kể lại bà nội của ông dã dặn dò các con phải rửa sạch mọi thứ trước khi ăn để không còn tro lẫn trong rau cỏ — đó là tro còn lại của những thi thể con người đốt tại nhà hỏa táng cách nhà của họ không xa.

Nhà hỏa táng và buồng khí IV trong bức ảnh năm 1943 do SS Đức chụp, là một trong những tòa nhà nơi các tù nhân tại Auschwitz bị hành quyết và hỏa táng. Nguồn: Lưu trữ Bảo tàng Nhà nước Auschwitz-Birkenau.

Nhà hỏa táng và buồng khí IV trong bức ảnh năm 1943 do SS Đức chụp, là một trong những tòa nhà nơi các tù nhân tại Auschwitz bị hành quyết và hỏa táng. Nguồn: Lưu trữ Bảo tàng Nhà nước Auschwitz-Birkenau.

Rainer cũng tìm thấy những chiếc nhẫn của ông nội của mình, làm từ vàng trám răng của hàng trăm tù nhân người Do Thái.

Ông kể đi kể lại những chuyện này cho nhiều nhóm người với hy vọng rằng họ hiểu được sự khủng khiếp của quá khứ và không cho phép chúng được lặp lại.  Rainer Hoess nói rằng đó là những gì tiếp tục thúc đẩy cuộc sống của ông. Ông nói,

“Vấn đề là ngăn chặn điều tương tự xảy ra lần nữa. Chúng ta sống trong một thế giới thực sự tàn bạo và nhẫn tâm. Ý tôi là, chỉ cần nhìn vào những gì đã xảy ra ở Pittsburgh hoặc ngay bây giờ ở Đức … ở mọi nơi tội ác vẫn xẩy ra cho người Do Thái, người Hồi giáo, người đồng tính, đó là sự hận thù.”

Rainer Hoess
Các tù nhân ở trại tập trung Auschwitz đã bị Đức quốc xã cưỡng bách lao động. Ảnh: Bảo tàng bang Auschwitz-Birkenau.

Ban tổ chức đưa Rainer Hoess đến nói chuyện ở Toronto hiểu rằng thông điệp của hậu duệ của một nhân vật như Rudolf Hoess sẽ có trọng lượng. Dara Solomon, thuộc Trung tâm giáo dục Holocaust Sarah và Chaim Neuberger nói,

“Tôi nghĩ rằng người Do Thái nói lên thông điệp về việc chống lại sự hận thù và chủ nghĩa bài Do Thái thực sự quan trọng, nhưng tôi nghĩ nếu thông điệp đó đến từ một người trong một gia đình như vậy, một người được thực chất được Đức quốc xã nuôi dưỡng – điều đó thực sự khiến học sinh  phải lắng nghe, đó là  điều làm câu chuyệt rất thật.” Dara Solomon

Ace Chou, một học sinh khác ở trường trung học phía Bắc, rõ ràng bị ảnh hưởng vì cuộc nói chuyện của Hoess noism

“Tôi nghĩ rằng ông ấy thật can đảm, và mọi người để tìm hiểu về lịch sử chắc chắn là điều cần thiết.”

Ace Chou
Rainer Hoess cho xem hình ảnh của gia đình mình trên trang bìa của cuốn sách ‘Di sản của vị chỉ huy’. Nguồn: Jonathan Nackstrand/AFP qua Getty Images

Hoess đã làm nhiều hơn là chỉ nói chuyện với học sinh. Ông đã đến thăm Auschwitz hơn 30 lần, đưa nhiều nhóm đếm xem nhà cũ của ông nội của ông ở đó và trại tử thần mà Rudolf Hoess đã điều hành.

Ông đã liên lạc với hơn 70 người sống sót sau thảm sát holocaust và có quan hệ thân thiết với nhiều người trong số họ. Một tron số đó là Eva Mozes Kor; bà thậm chí đã nhận ông ta làm con trai trước khi bà qua đời năm ngoái.

Và, vào năm 2013, ông đã viết chuyện của gia đình mình thành sách với tựa đề ‘Di sản của Kommandant: Là một phần của một gia đình khủng khiếp’ (The Heritage of the Kommandant: On being part of a terrible family), để bảo đảm các thế hệ tương lai đừng quên những điều kinh hoàng trong quá khứ. Rainer Hoess nói,

“Một nỗi ám ảnh thực sự đã trở thành niềm đam mê đối với tôi với công việc này. Khi còn sức, tôi sẽ làm công việc này — miễn là đôi chân tôi vẫn còn bước được.”

Rainer Hoess

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Why Rainer Hoess is making sure the atrocities his Nazi grandfather perpetrated are never forgotten | Perlita Stroh · CBC News ·  Nov. 6, 2019.